Tìm Hiểu Các Giá Trị Đo Lường Của Hệ Cân Băng Tải

( 02-11-2022 - 03:34 PM ) - Lượt xem: 953

 

 

Tìm Hiểu Các Giá Trị Đo Lường Của Hệ Cân Băng Tải

 

Giới thiệu:

Cân băng tải là hệ cân động, sử dụng các cảm biến lực kết hợp với các thông số như: vận tốc băng tải, cơ cấu phân bố lực của giường cân, các đặc thù lắp đặt của giường cân và hệ băng tải, để tính toán khối lượng liệu đi qua băng tải trong thời gian băng tải hoạt động.

Vì lý do kết quả hệ cân là sự kết hợp nhiều yếu tố như đã trình bày ở trên, nên để có thể tính toán thiết kế hệ cân băng tải các kỹ sư phải nắm vững 3 yếu tố sau đây:
- Kết cấu của 1 hệ cân băng tải

- Các lưu ý khi lắp đặt và ảnh hưởng đến hệ số chính xác của một hệ cân băng tải

- Cách tính toán và ý nghĩa của các giá trị đo lường trong hệ cân băng tải.

Hôm nay giải pháp công nghiệp sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu yếu tố thứ 3 ( 2 yếu tố đầu bạn đọc có thể tìm hiểu thêm qua đường link liên kết ở trên): cách tính toán và ý nghĩa của các giá trị đo lường trong một hệ cân băng tải.

1. Vùng Cân Và Vùng Cân Hiệu Quả.

a. Mô hình phân bố tải trên giường cân đơn.

Hình 1: mô tả phân bố tải trên giường cân đơn(single-roller Weighbridge) 

 

Vùng cân (Lg) và vùng cân hiệu quả (L) ảnh hưởng bởi cấu trúc của Giường Cân (Weighbridge). Tuy nhiên để hiểu khái niệm này giaiphapcongnghiep đưa ra một ví dụ cụ thể về 1 loại giường cân đơn để bạn đọc hiểu rõ 2 khái niệm này qua đó có nền tảng để phân tích các giường cân khác.

Giường cân là kết cấu cơ khí, được lắp đặt trên 2 thanh ray băng tải như hình 1, tùy theo cấu trúc của giường cân ( đơn, đôi, đòn bẩy...) sẽ bố trí số lượng và vị trí con lăn băng tải đè lên giường cân để truyền lực do liệu chạy trên băng tải lên giường cân. Theo trường hợp mô tả ở trên, giường cân được sử dụng là giường cân đơn. Phía trên giường cân có một con lăn ký hiệu số 2 để truyền lực từ liệu xuống cơ cấu ghi nhận lực (cảm biến lực-loadcell) qua đó đưa tín hiệu về bộ hiển thị ghi nhận.

Vùng cân Lg: là vùng mà vật liệu băng tải nằm trong vùng ấy sẽ tác động lực đến con lăn đặt trên giường cân. Theo ví dụ ở hình ảnh mô tả phía trên vùng giới hạn hai bên giữa con lăn 1 và con lăn 3 là vùng cân. Nếu liệu nằm trong vùng này sẽ tác động trọng lực lên con lăn số 2 gián tiếp tác động lên giường cân. Nếu liệu nằm ngoài vùng cân, ví dụ vùng giữ hai con lăn số 4 và số 1 thì trọng lực sẽ được phân bố vào 2 con lăn này ( phản lực N1 và N4) không tác động vào con lăn số 2.

Vùng cân hiệu quả L: theo phân tích ở trên liệu nằm trong vùng cân Lg sẽ tác động lên con lăn số 2 gián tiếp tác động lên cảm biến lực tích hợp trong giường cân. Tuy nhiên theo cơ cấu đòn bẩy, giá trị trọng lượng liệu nằm trong vùng này tác động lên con lăn số 2 chỉ là một nữa. Nên tóm lại vùng cân hiệu quả của giường cân chỉ là 1/2 chiều dài đoạn băng tải 1 và 3 ( bạn đọc có thể nhìn rõ hơn ở tam giác phân bố lực trong hình 1).=> L=Lg/2. Chú ý phân tích này chỉ áp dụng cho ví dụ cụ thể ở trên, trong trường hợp khác sẽ phải phân tích lại dựa trên cách thức như đã trình bày. Lúc này nếu giường cân đang ghi nhận trọng lực tác động là 500 Newtons, thì trọng lực này của của dòng liệu có chiều dài L (m) chứ không phải là cả chiều dài Lg.

b. Một số loại giường cân khác và cách xác định Lg và L

Hình 2: Giường cân đơn (single Idler weighbridge)

Đã trình bày ở ví dụ ở trên.

Lg: khoảng cách giữa 2 con lăn liền kề với con lăn đặt trên giường cân.

L=Lg/2

Hình 3: giường cân nhiều con lăn ( Multi idler weighbridge)

 

Cấu trúc giường cân này sẽ đặt nhiều con lăn lên. Và vùng cân hiệu quả được xác định như trên Hình 3

Hình 4: giường cân tách rời (Buckled Platform)

 

 

Giường cân kết nối từ 2 thành phần, trên mỗi phần đặt nhiều con lăn. Cảm biến lực đặt ở trung tâm nối 2 phần của giường cân.

2. Tải Trọng Tức Thời Trên Một Đơn Vị Chiều Dài Q- (kg/m)

Định nghĩa: Là khối lượng liệu trên của băng tải trên một đơn vị chiều dài.

Cách Tính Toán:   Q= QB/L 

- QB: Là khối lượng ghi nhận của cảm biến lực trong giường cân.

- L: Vùng cân hiệu quả.

Ví dụ: cảm biến lực đang ghi nhận giá trị là 500N tương ứng với 50kg. Vùng cân hiệu quả của giường cân là 1,25m.

Theo công thức trên tải trọng ghi nhận của băng tải trên một đơn vị chiều dài là Q=50/1,25= 40kg/m

Ý Nghĩa. của thông số này sẽ cho biết liệu trên một met băng tải tức thời đang có khối lượng 40kg.

3. Lưu Lượng Băng Tải Tức Thời I-Feedrate (Kg/h)

Định Nghĩa: Khối lượng vật liệu vận chuyển trên băng tải trong một đơn vị thời gian.

Cách Tính Toán: I=Q*V*3600

- Q: Tải trọng tức thời (kg/m)

- V: Vận tốc băng tải (m/s)

vẫn theo ví dụ ở phần trên, với vận tốc băng tải giả định là 2m/s, thì lưu lượng tức thời của băng tải được tính toán là

I=Q*V*3600=40*2*3600=288,000 (kg/h)=288 tấn/h

ý nghĩa: Liệu vẩn chuyển trên băng tải đạt được khối lượng là 288 tấn trong một giờ vận hành (trong điều kiện ổn định- vì giá trị trên tính theo giá trị lưu lượng và tải trọng tức thời)

4. Giá trị khối lượng liệu tổng của băng tải, ghi nhận của giường cân-Totalized amount

Định nghĩa: là lượng nguyên liệu được vận chuyển trên băng tải sau một khoảng thời gian.

Cách tính toán : 

Z=I*t

I: Lưu lượng tức thời

t: thời gian băng tải chạy

Lưu ý: công thức trên chỉ đúng khi lưu lượng tức thời của hệ băng tải không đổi. Trong thực tế đầu cân Schenck của Tăng Minh Phát cung cấp sẽ ghi nhận liên tục giá trị của feedrate và dùng hàm tích phân theo thời gian để tính toán giá trị chính xác nhất.

 

 

TMP-VN là đại lý cung cấp các hệ cân băng tải của Schenck Process:

- Độ chính xác lên đến 0.25%

- Lưu lượng tối đa 20,000 Tấn/h

- Tư vấn các giải pháp xây dựng, lắp đặt, truyền thông của hệ cân.

- Cung cấp chuyên gia tư vấn, thi công, cài đặt, hiệu chuẩn các hệ cân băng tải.

 

 

 

 

 

2018 Copyright © . Design by NiNa Co.,Ltd

SL:
Mua tiếp Giỏ hàng
   Giỏ hàng của bạn ()

Tổng tiền: